Sâm Việt bạt ngàn ở Trung Quốc
Hội thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Bến Tre - Khát vọng vươn xa năm 2025 thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", trân trọng đối với sự hy sinh của cha ông, tôn vinh những đóng góp của các cá nhân và đơn vị thời gian qua đã cùng chung tay xây dựng tỉnh Bến Tre giàu đẹp. Bên cạnh đó, hội thi hướng đến việc tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của xứ dừa với các điểm đến, địa danh lịch sử, văn hóa, phong cảnh thiên nhiên và nét đẹp của người dân Bến Tre trong lao động sản xuất, nói lên được diện mạo của một địa phương không ngừng đổi mới về mọi mặt.Đặc biệt, hội thi chú trọng phản ánh định hướng phát triển về hướng đông (hướng biển) của tỉnh và phát triển tiềm năng du lịch với những nụ cười thân thiện trên quê hương Bến Tre và những vấn đề của cuộc sống đương đại, các nội dung khác hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ của quê hương Đồng Khởi anh hùng.Ban giám khảo Hội thi và triển lãm nghệ thuật Bến Tre - Khát vọng vươn xa năm 2025 gồm ông Lê Nguyễn - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam; ông Duy Bằng - Ủy viên Ban chấp hành Hội NSNA Việt Nam phụ trách khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; ông Nguyễn Văn Thương - Ủy viên Ban chấp hành Hội NSNA Việt Nam phụ trách khu vực miền Đông Nam bộ; ông Đoàn Hoài Trung - Chủ tịch Hội NSNA TP.HCM và ông Nguyễn Hải - Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre. Đối tượng dự thi là những người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh, là công dân Việt Nam trong nước, từ đủ 18 tuổi trở lên. Ảnh dự thi được sáng tác từ tháng 1.2022 - 3.2025, gửi tại website:chuongtrinhannghiaquedua.vn đến hết ngày 15.3.2025.Ảnh dự thi là ảnh đơn, màu (không nhận ảnh đen trắng); không vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, không dùng ảnh đã đoạt giải trong các kỳ thi do VAPA bảo trợ để dự thi; phải có phần chú thích không quá 80 chữ giới thiệu nội dung; trên ảnh không được có tên, chữ chìm, địa danh, bo, viền... Mỗi tác giả có thể gửi từ 1 đến 10 bức ảnh, dưới định dạng file ảnh kỹ thuật số JPG, dung lượng từ 4MB - 5MB và độ phân giải 300 dpi. Ban tổ chức không chấp nhận ảnh ghép hoặc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và sẽ hủy bỏ kết quả chấm chọn, thu hồi giải thưởng và các quyền lợi khác (nếu có) khi phát hiện vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.Cuộc thi sẽ trao nhiều giải thưởng, gồm: 1 giải nhất, kèm tiền mặt 20 triệu đồng; 2 giải nhì, kèm tiền mặt 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba, kèm tiền mặt 10 triệu đồng/giải và 10 giải khuyến khích, kèm tiền mặt 5 triệu đồng/giải. Ngoài ra, dự kiến sẽ có từ 150 đến 200 ảnh được chọn triển lãm trong chương trình Ân nghĩa quê dừa, Khát vọng vươn xa lần 2 năm 2025 được tổ chức tại tỉnh Bến Tre.Chở nước tặng bà con miền Tây, chàng trai khủng hoảng vì bị… 'ném đá' dữ dội
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.
Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Ngày 4.3, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức hội nghị công bố, trao nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của thường trực HĐND tỉnh về công tác cán bộ.Tại hội nghị, đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận công bố nghị quyết về bầu bổ sung Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau khi sáp nhập Ban Văn hóa - xã hội và Ban Dân tộc HĐND tỉnh) đối với ông Nguyễn Quang Nhật, nguyên Tổng biên tập Báo Ninh Thuận; quyết định về việc điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận đối với ông Lê Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, thời hạn giữ chức vụ 5 năm kể từ ngày 1.3.2025.Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Hậu, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận chúc mừng và mong muốn các cán bộ tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sở trường, năng lực; đẩy mạnh phối hợp giữa các ban, văn phòng HĐND tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ thường trực HĐND tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động HĐND tỉnh.
Quyền Linh 'hốt hoảng' khi Phương Mỹ Chi gặp chấn thương trong show thực tế
Khi không khí xuân rộn ràng khắp nơi, nhiều người đã tạm gác công việc để trở về bên gia đình, thì tại công trường cầu vượt QL 61 thuộc nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), không khí làm việc vẫn tất bật, khẩn trương.Giữa trưa nắng gắt, tiếng máy móc thi công vang rền, những bóng dáng công nhân, kỹ sư cần mẫn lao động không ngơi nghỉ. Bữa cơm giờ giải lao ai cũng ăn vội, nhanh chóng trở lại công việc, gác lại nỗi nhớ nhà để tập trung toàn lực đưa công trình cao tốc Bắc – Nam về đích trước ngày 31.12.2025.Công trường cầu vượt QL 61 hiện đã đạt 80% khối lượng hợp đồng, nhưng với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, đội ngũ thi công vẫn duy trì làm việc đến hết ngày 29 tết.Đội thi công có khoảng 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần vượt nắng, thắng mưa để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. Đối với các công nhân, kỹ sư nơi đây, cao tốc Bắc - Nam, đặc biệt là đoạn Cần Thơ - Cà Mau, không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa lớn lao với miền Tây Nam bộ. Người dân ai cũng mong mỏi công trình sớm hoàn thành, nên đội ngũ thi công rất ý thức về trách nhiệm của mình, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn.Theo BQL Dự án Mỹ Thuận – đơn vị chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau – tính đến ngày 24.1, dự án đã đạt 58% sản lượng thi công. Để đáp ứng tiến độ, các nhà thầu đang tổ chức thi công xuyên Tết, dù gặp một số khó khăn khi các mỏ vật liệu, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp tạm ngưng hoạt động trong 3 ngày tết (29, mùng 1, mùng 2 âm lịch).Tính chung trên cả hai dự án thành phần của cao tốc, hiện có 234 mũi thi công với 2.881 nhân sự và 926 thiết bị máy móc hoạt động ngày đêm.Với tinh thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ, các công nhân, kỹ sư trên công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau không chỉ làm việc mà còn gửi gắm niềm hy vọng về một mùa xuân ý nghĩa, khi những cây cầu, con đường mới sẽ sớm nối liền miền Tây với cả nước.